Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước - Vốn đổ mạnh vào bất động sản

20/05/2018 TRẦN TUẤN ANH 1 Nhận xét
Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước - Vốn đổ mạnh vào bất động sản

Không ít ý kiến lo ngại Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước với việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống còn 50% và nâng hệ số rủi ro tăng từ 150% lên 200% kể từ đầu năm 2017 sẽ tác động nhất định đến cho vay bất động sản, nhưng thực tế dòng vốn vào thị trường này vẫn ổn định và tăng trưởng.

TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, việc ban hành Thông tư 06/2016, sửa đổi Thông tư 36/2014 của Ngân hàng Nhà nước đã ảnh hưởng tích cực lên thị trường bất động sản, bởi Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình cho các ngân hàng điều chỉnh.

Tại Sacombank, đại diện ngân hàng này cho biết, dư nợ tín dụng cá nhân vay mua nhà tính đến cuối năm 2016 chiếm khoảng 15% trên tổng dư nợ cá nhân của Ngân hàng và tiếp tục tăng trong 2 tháng đầu năm nay khi nhu cầu tín dụng mua nhà gia tăng và ngân hàng không ngừng đẩy mạnh cho vay với tỷ lệ nợ quá hạn luôn được kiểm soát tốt.

Trong khi đó, ông Từ Tiến Phát, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, nhu cầu về vốn cho vay mua nhà không tăng mạnh trong năm 2016, với dư nợ cho vay mua nhà tại ACB đạt khoảng 30% trong tổng dư nợ của Khối khách hàng cá nhân, chiếm khoảng 55% trong tổng dư nợ của ACB và kỳ vọng tiếp tục cải thiện tích cực trong năm nay.

Đó cũng chính là lý do vì sao dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là phân khúc tín dụng mua nhà tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu năm 2017.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho hay, cho vay tiêu dùng trên địa bàn Thành phố tăng lên, trong đó cho vay tiêu dùng bao gồm cho cá nhân vay mua nhà, đất, sửa chữa nhà... tăng mạnh. Tính đến hết tháng 2/2017, tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2016 và tăng 19,75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng đối với chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, doanh số giải ngân lũy kế của các ngân hàng đến cuối tháng 1/2017 đạt 7.375 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 1.396 tỷ đồng; 10.762 khách hàng còn dư nợ 5.980 tỷ đồng, trong đó 8 dự án còn dư nợ 877 tỷ đồng, phần dư nợ còn lại của khách hàng cá nhân và hộ gia đình.

Trước đó, thông tin đưa ra từ lãnh đạo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đánh giá, mức tăng trưởng tín dụng 2016 là tương đối tốt và việc phân bổ vốn đã thực chất hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn và cần lưu ý để tránh nguy cơ “bong bóng” bất động sản. Tín dụng bất động sản năm 2016 tính dù chỉ tăng 12% (cùng kỳ 2015 tăng 28%), nhưng có dấu hỏi lớn ở mảng cho vay tiêu dùng. Cụ thể, tín dụng tiêu dùng 2016 tăng gần 40%, một nửa trong đó liên quan đến việc mua nhà ở.

Điều này cho thấy, nhu cầu vốn của khách hàng vay mua, sửa chữa nhà rất lớn và luôn gia tăng theo thời gian. Nhưng cùng với chiều hướng tăng nhẹ lãi suất đầu vào khiến không ít khách hàng lo ngại lãi suất cho vay mua nhà cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, lãnh đạo các nhà băng cho rằng, xu hướng lãi suất trong năm 2017 khó có thể thay đổi nhiều so với năm 2016.

Ông Sabbir Ahmed cho rằng, về lãi suất tùy vào chiến lược kinh doanh, phân khúc khách hàng mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của tổ chức, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất khác nhau.

“Để thích ứng với nhu cầu vay mua nhà đang tăng dần và diễn biến cung-cầu trên thị trường, các ngân hàng sẽ thường xuyên điều chỉnh lãi suất sao cho vừa tăng cường sức cạnh tranh, vừa phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng nhằm hướng đến đảm bảo hệ số rủi ro và kết quả kinh doanh bền vững”, ông Sabbir Ahmed nói.

Tuy nhiên, ông Sabbir Ahmed khuyên người có nhu cầu vốn mua nhà nên lên kế hoạch thật sớm, vì càng sớm lên kế hoạch, giấc mơ mua nhà càng sớm thành hiện thực. Kế hoạch này phải bao gồm việc tiết kiệm cho khoản thanh toán đầu tiên khi mua nhà. Khách hàng nên tìm hiểu gói sản phẩm cho vay mua nhà cạnh tranh giúp họ có thể thanh toán phần chi phí còn lại.

Ngoài ra, khách hàng nên lập ngân sách cao hơn giá ngôi nhà cần mua. Cần phải tính toán đến những chi phí và đảm bảo không bỏ sót những chi phí này trong kế hoạch tài chính của mình.

Bên cạnh đó, khách hàng nên xem xét cắt giảm chi tiêu mỗi ngày cho mục tiêu mua nhà và nên suy nghĩ linh hoạt về cách làm sao có thể giúp họ mua được một ngôi nhà.

Cuối cùng, cần có cái nhìn bao quát về tình trạng tài chính của bản thân, vì vay mua nhà là một phần của kế hoạch tài chính dài hạn, chứ không phải là giao dịch một lần. Mỗi khoản vay mua nhà khác nhau sẽ phù hợp với tình trạng và nhu cầu tài chính khác nhau.

Gửi bình luận

binh-luan

a Trả lời - 21/05/2018 lúc 02:19 -

Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước - Vốn đổ mạnh vào bất động sản

Bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: